Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Tác dụng nâng cao sức khỏe của cây mía


Cây mía là món quà tuyệt vời của bà mẹ thiên nhiên với nhiều công dụng chữa bệnh. Chúng ta vẫn quen với hình ảnh những ly nước mía thơm ngon được chế biến từ máy ép nước mía siêu sạch. Mía chứa nhiều đường, tuy vậy những người béo phì cũng phải dùng đến nước mía để thanh lọc cơ thể. Có thể do cây mía ở nước ta quá phổ biến, giá lại rẻ nên mọi người không để ý đến những giá trị to lớn của nó. Ngoài lượng đường, mía còn chứa rất nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tác dụng chữa bệnh trong đông y của cây mía

– Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc hiếm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Uống nước mía có pha thêm chút gừng tươi để chữa chứng nôn, uống nước mía hâm nóng để giữ ấm nhưng vẫn điều hòa cơ thể.
– Nếu bị viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên giúp chống viêm, tiêu sưng,  giảm đau hiệu quả.
– Với các bệnh về hô hấp có biểu hiện môi khô họng rát, ho khan, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết… thì nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh nhiệt, nhuận phế.

Tác dụng chữa bệnh của cây mía


Công dụng chữa bệnh của cây mía

Từ lâu, cây mía được biết đến là “Thang thuốc phục mạch”, có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, mía có vị ngọt bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa.
Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Chữa chứng nóng trong, miệng khô, cổ ráo, nước tiểu đỏ : nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm để uống.
Trẻ em ra nhiều mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.

Cây mía rất tốt cho sức khỏe con người


Cách chọn mía ngon đúng cách cho mọi người

- Chọn cây mía có thân to khỏe, bề ngoài láng bóng, vỏ thân cây mía có màu tím, trên thân cây còn bám một lớp phấn trắng.
- Nên xem kỹ thân cây, nếu có thể thì nên ngửi thử. Cây mía đạt tiêu chuẩn là khi dóc vỏ, phần thịt mía có màu trắng sáng, chắc chắn, chứa nhiều nước, có vị mát. Nếu phát hiện cây mía có vị lạ giống như bị nhiễm độc thì phải bỏ ngay.
- Nên chọn lựa cây mía cỡ trung. Không nên chọn cây mía có thân quá bé hoặc quá lớn.

- Nên chọn cây mía có thân thẳng. Không nên chọn cây mía cong vẹo có thể có côn trùng bên trong.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét